top of page

Chương trình giảng dạy

​"Giáo dục chính là vũ khí mạnh nhất để thay đổi thế giới tốt hơn". Nelson Mandela
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRẺ - Theo giáo trình của Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP.Hồ Chí Minh

 

1.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

 

a) Phát triển vận động: Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp bằng các vận động cơ bản.

b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: Tập luyện nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt. Làm quen với một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khoẻ.Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn.

 

2.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

 

a) Luyện tập và phối hợp 5 giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác.

b) Nhận biết: Gia đình, người thân, bạn bè. Tên gọi, chức năng một số bộ phận cơ thể của con người.Tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc, con vật, hoa, quả, một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng và vị trí trong không gian so với bản thân trẻ.

 

3.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 

a) Nghe: Nghe các giọng nói khác nhau.Nghe, hiểu các từ và câu chỉ đồ vật, sự vật, hành động quen thuộc và một số loại câu hỏi đơn giản.Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao có nội dung phù hợp với độ tuổi.

b) Nói : Phát âm các âm khác nhau.Trả lời và đặt một số câu hỏi đơn giản.Thể hiện nhu cầu, cảm xúc, hiểu biết của bản thân bằng lời nói. Mở sách, xem và gọi tên sự vật, hành động của các nhân vật trong tranh.

 

4.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ

 

a) Phát triển tình cảm ý thức về bản thân: Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc.

b) Phát triển kỹ năng xã hội:Hành vi văn hoá và thực hiện các quy định đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạt.

c) Phát triển cảm xúc thẫm mĩ Nghe hát, hát và vận động đơn giản theo nhạc.Vẽ nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẪU GIÁO - Theo giáo trình của Sở Giáo Dục và Đào Tạo TP.Hồ Chí Minh

1) PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

 

-Biết ích lợi của việc ăn uống. Phân biệt được một số vật dụng nguy hiểm, nơi an toàn và không an toàn.

-Biết một số món ăn thông thường của người Việt Nam: kho, canh, xào và biết thực hiện 1 số món ăn, thức uống đơn giản.

-Biết giữ gìn vệ sinh môi trường: bỏ rác đúng quy định, đi vệ sinh đúng chỗ và thực hiện nề nếp thói quen hành vi tốt.

-Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khỏe và nhận biết 1 số dấu hiệu của bệnh.

 

 

2) PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

 

-Trẻ biết một số giác quan , bộ phận trên cơ thể, biết từng thành viên trong gia đình, công việc , sở thích của mỗi người.

-Biết biểu lộ tình cảm : ôm , hôn, quan tâm với người thân trong gia đình.

-Biết tên trường lớp , cô giáo, các bạn. -Nói được số điện thoại và địa chỉ của gia đình.

-Ham thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt câu hỏi:”Tại sao?”Để làm gì?”. Biết hỏi lại khi không hiểu nguời khác nói.

-Nhận ra điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng. Nhận biết 1 số công cụ, sản phẩm, ý nghĩa của 1 số nghề phổ biến và gần gũi.

-Nhận ra mối quan hệ thời gian: trước- sau, sớm hơn- muộn hơn

 

3) PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

 

-Biết chú ý lắng nghe, không ngắt lời, chờ đến luợt mình nói, biết đặt câu hỏi. Biết nói rõ ràng, bày tỏ nhu cầu, ý tuởng một cách dễ hiểu.

-Biết thể hiện cảm xúc, ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp khi nói. Nói thành câu trọn vẹn, tham gia trao đổi nhóm, biết chào hỏi.

-Có khả năng giao tiếp trong trò chơi đóng vai: sử dụng các đồ vật thay thế trong tình huống chơi.

-Hứng thú với sách truyện: thể hiện hành vi đọc, lắng nghe người lớn đọc.

 

4) GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ NĂNG XÃ HỘI VÀ THẨM MĨ

 

-Thể hiện sở thích của bản thân.

-Biết cố gắng hết mình, thể hiện có trách nhiệm khi đuợc phân công.

-Biết giúp đỡ người lớn :,phụ cô chuẩn bị cho giờ học,dọn dẹp lớp học…Biết chia sẻ thể hiện lòng tốt với người khác.

-Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và biết thể hiện sự đồng cảm, an ủi và chia vui với nguời khác.

-Biết cách cư xử đối với nguời thân trong gia đình, bạn bè, cô giáo: yêu thương, quan tâm giúp đỡ. Tự tin, vui chơi hòa thuận với bạn. 

-Biết những điều không đuợc làm, chấp nhân và thực hiện một số qui định nề nếp trong trường.

-Thích tham dự lễ hội – sự kiện; tết trung thu....Yêu quý nơi bé sống: ngôi nhà, trường lớp.

-Biết quan tâm, để ý đến vẻ đẹp xung quanh: màu sắc, hình dáng, sự hài hòa, tính đa dạng.

-Biết quan tâm đến môi truờng thiên nhiên, sân vuờn, thiết bị đồ dùng, đồ chơi.

-Biết sử dụng, kết hợp nguyên vật liệu tạo hình đa dạng (màu nuớc, sáp bút chì, thiên nhiên…), phối hợp màu sắc đường nét để tạo ra sản phẩm có nội dung đơn giản.

-Thích nghe nhạc, nghe hát, chú ý lắng nghe, nhận ra giai điệu quen thuộc , hát đúng ,hát diễn cảm bài hát mà trẻ yêu thích.

 

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA & KĨ NĂNG SỐNG

      

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

 

Các hoạt động ngoài trời sẽ góp phần thúc đẩy khả năng phát triển của bé toàn diện hơn:

1. Giúp mở rộng tầm nhìn: Hoạt động ngoại khóa giúp mở rộng tầm nhìn cho bé. Điều này sẽ mang lại cho bé sự tự tin để chúng có thử nhiều điều mới mẻ khác nhau trong cuộc sống.

2. Giúp tăng khả năng sáng tạo: Hoạt động ngoại khóa giúp tăng khả năng sáng tạo cho bé, giúp bé quan sát được nhiều hoạt động hơn trong cuộc sống. Chính điều này giúp bé thông minh hơn.
 3. Giúp bé có thêm những người bạn mới và thích ứng với hoàn cảnh mới

 

Các hoạt động ngoại khóa của trường bao gồm:

- Với đất - cho trẻ nằm trên cỏ, đào xới đất cát bằng xẻng đồ chơi, trồng cây cỏ…
- Với không khí - cho trẻ hít thở sâu, chơi trò thổi bong bóng, chơi với túi bóng, chơi thổi bóng bay…
- Với nước - cảm nhận khi nước mưa rơi vào tay, ngắm nhìn giọt sương mai đọng trên lá, thả thuyền lá,…
- Với ánh nắng – cho trẻ đứng dưới ánh nắng ban mai, quan sát mặt trời lúc hoàng hôn, chơi với hoa nắng dưới các tán cây...


KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?


Là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, cho phép bé đối mặt với những  thách thức của cuộc sống hằng ngày.

 

1) Kĩ năng tự phục vụ bản thân: Tự vệ sinh cá nhân, tự sắp xếp chăn gối khi ngủ dậy, tự ăn, tự mặc quần áo, tự gấp đồ, tự giặt đồ, tự học bài…

2) kĩ năng tự bảo vệ bản thân: Biết phân biệt nguy hiểm, biết xử lý khi bị ngã, biết tự xử lý vết thương, biết tránh xa những nơi nguy hiểm…

3) Kĩ năng tự lập: Dạy con biết tự đứng lên khi ngã, biết nấu những món ăn đơn giản khi ở nhà một mình, biết phân biệt những đồ ăn nào có thể ăn, biết chuẩn bị đồ dùng khi đến trường…

4) Kĩ năng giao tiếp:

     - Kĩ năng khi giao tiếp với bố mẹ, ông bà

     - Kĩ năng giao tiếp với người lạ

     - Kĩ năng giao tiếp với bạn bè

5) Sự tự tin để giúp con biết mình là ai, cả về cá nhân và trong mối quan hệ với người khác, sự tự tin trước đám đông

 

Ngoài ra còn rất nhiều kỹ năng khác được giáo dục cho trẻ trong suốt quá trình phát triển của trẻ.Kỹ năng sống cho trẻ mầm non rất cần thiết vì nhân cách của con được viết lên từ những viên gạch nhỏ thành một “Thành trì” vững chắc, bền vững theo thời gian chứ không phải là thói quen tạm thời.


Nhà trường tin chắc rằng bé sẽ đạt được những kỹ năng như quý phụ huynh đang mong đợi.

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH NĂNG KHIẾU

 

​1.LỚP ANH VĂN MẪU GIÁO

 

Học tiếng Anh sớm sẽ giúp cho trẻ có khả năng hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên. Giúp cho trẻ phát âm chuẩn và phản xạ tiếng Anh tự nhiên ngay còn nhỏTự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp với người khác và tham gia các hoạt động xã hội sau này Tạo nền tảng vửng chắc cho các bé có nguyện vọng nhập học cấp cao hơn các trường Quốc tế

 

2.LỚP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU (AEROBICS)

 

Hoạt động nhiều giúp bé có cảm giác sảng khoái, thoải mái, hăng say trong vui chơi, học tập và giúp cha mẹ làm việc nhàĐồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền, chống béo phì.Thể dục nhịp điệu kết hợp giữa âm nhạc và vận động cơ thể sẽ làm tăng khả năng miễn dịch, chống lại những căn bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa hay khi có dịch như cúm, sởi, phát ban...Vận động cơ thể thường xuyên khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa các cơ quan chức năng trong cơ thể.

bottom of page